1. Tên miền – Domain là gì?

Tên miền (hay còn gọi là domain) là địa chỉ của website trên internet.

Để bạn dễ hình dung, hãy liên tưởng tên miền giống như địa chỉ văn phòng của bạn trong đời sống.

Khách hàng đến đúng địa chỉ thì sẽ tìm thấy công ty bạn. Thì trên internet, khi khách hàng gõ tên miền của một website vào trình duyệt thì sẽ được đưa đến website đó.

Ví dụ: wegomedia.vn là một tên miền, khi gõ wegomedia.vn vào trình duyệt web, bạn sẽ truy cập được vào website này.

Không có tên miền nào trùng nhau do tính chất chỉ có 1 và 1 duy nhất trên Internet. Bạn không thể đăng ký được Domain Name khi mà người khác đã là chủ sở hữu.

Nên nếu bạn cần đăng ký 1 Domain Name tương ứng với tên doanh nghiệp của bạn trên Internet, hãy kiểm tra và đăng ký ngay lập tức trước khi người khác đăng ký mất tên miền đó của bạn.

2. Cấu tạo của tên miền

Tên miền bao gồm nhiều thành phần cấu tạo nên cách nhau bởi dấu chấm (.) ví dụ wegomedia.vn.

Thành phần thứ nhất “home” là tên của máy chủ.

Thành phần thứ hai “vn” là tên miền mức cao nhất (top level domain name).

Tên miền mức cao nhất (Top- level Domain “TLD”)

Bao gồm các mã quốc gia của các nước tham gia Internet được quy định bằng hai chữ cái theo tiêu chuẩn ISO -3166 như Việt nam là VN, Anh quốc là UK v.v… và các lĩnh vực dùng chung (World Wide Generic Domains).

Dùng chung

COM : Thương mại (COMmercial)
NET : Mạng lưới (NETwork)
ORG : Các tổ chức (ORGnizations)
INFO: Thông tin (INFOmation)
EDU : Giáo dục (EDUcation)
MOBI: Điện thoại di động

Dùng ở Mỹ

MIL : Quân sự (Military)
GOV : Nhà nước (Government)

Tên miền mức hai (Second Level)

Đối với các quốc gia nói chung tên miền mức hai này do Tổ chức quản lý mạng của quốc gia đó định nghĩa, có thể định nghĩa khác đi, nhiều hơn hay ít đi nhưng thông thường các quốc gia vẫn định nghĩa các Lĩnh vực kinh tế, xã hội của mình tương tự như 7 lĩnh vực dùng chung nêu trên.

Ví dụ tại Việt Nam, VNNIC định nghĩa các tên miền cấp 2: com.vn, net.vn, org.vn…

3. Hướng dẫn chọn tên miền website để làm SEO tốt

Việc mua tên miền hiện nay rất phổ biến và trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, mua tên miền cũng phải có chiến lược kinh doanh.

Bước 1: Xác định phần tên miền chính

Như đã nói phần trên, tên miền chính là phần nằm trước .com, .net, hay .org. Nói chung là phần đứng trước đuôi tên miền.

Ví dụ: wegomedia.vn – tên miền chính là wegomedia

Bạn cần xác định phần tên miền chính sẽ đặt là gì. Có 3 cách lựa chọn tên miền chính như sau:

Cách 1: Đặt tên miền theo lĩnh vực bạn kinh doanh (theo từ khoá chính)

Cách này là bạn sẽ lấy luôn tên lĩnh vực bạn đang kinh doanh để đặt cho tên miền chính luôn.

Ví dụ

mygao.com.vn (Website mỳ gạo)
phutungdongho.vn (Phụ tùng đồng hồ)

Ưu điểm:

Khách hàng dễ nhận dạng sản phẩm/dịch vụ mà bạn kinh doanh

Được ưu tiên về SEO hơn

Nhược điểm:

Bạn có thể bị giới hạn bởi chính sản phẩm/dịch vụ này

Tên miền đúng với từ khoá về sản phẩm/dịch vụ thường đã bị người khác mua trước

Cách 2: Đặt tên miền theo tên thương hiệu

Cách này là bạn đặt tên theo thương hiệu công ty hoặc tên người sáng lập, chứ không theo tên sản phẩm.

Ví dụ:

nguyenkim.vn (Siêu thị điện máy Nguyễn Kim)
vntonkin.vn (Dịch vụ kiểm soát côn trùng)

Ưu điểm:

Với tên miền thương hiệu, bạn hoàn sẽ không bị giới hạn về lĩnh vực kinh doanh

Nhược điểm:

Người dùng có thể sẽ khó nhận dạng sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp nếu bạn không phải là một công ty có thương hiệu từ trước

Cách 3: Đặt tên miền theo kết hợp lĩnh vực kinh doanh và thương hiệu

Đây là cách kết hợp giữa cả hai cách phía trên, đó là đưa cả lĩnh vực kinh doanh và thương hiệu vào trong tên miền.

Ví dụ:

dietmoiquocphong.vn (Công ty về dịch vụ diệt mối, tên công ty là Quốc Phong)
noithattienphong.vn (Công ty nội thất, tên công ty là Tiên Phong)

Ưu điểm:

Tương tự như tên miền theo lĩnh vực kinh doanh, khách hàng sẽ dễ dàng nhận dạng sản phẩm dịch vụ của bạn

Bạn cũng được ưu tiên một chút về SEO

Ít khi bị người khác mua trước nên việc mua tên miền loại này khá dễ dàng

Nhược điểm:

Nhược điểm của tên miền này là có thể bị giới hạn bởi ngành nghề kinh doanh.

Bước 2: Chọn đuôi tên miền cho website

Ở bước này, bạn sẽ chọn phần đuôi phía sau là .com, .net, hay .org,…

Vậy nên chọn đuôi tên miền thế nào cho đúng?

Hiện nay, có rất nhiều loại đuôi tên miền khác nhau nhưng bạn nên ưu tiên chọn những đuôi tên miền thông dụng như:

.vn

.com

.com.vn

.net

Vì mọi người đã quen với các tên miền thông dụng trên nên khi thấy những đuôi miền lạ thì có thể xuất hiện tâm lý dè chừng khi click vào vì họ sợ link bẩn, link không uy tín.

3. Các nguyên tắc chọn tên miền hiệu quả

Tên miền ngắn nhất có thể

Khách hàng của bạn rất lười, hãy tạo cho họ sự tiện lợi nhất có thể.

Tên miền dễ nhớ

Thường tên miền ngắn, dễ viết, dễ đọc thì sẽ dễ nhớ.

Tên miền không nên có ký tự đặc biệt

Là các ký tự như !@#$%^&*(). Bạn không nên để các ký tự này vào trong tên miền, vì nó sẽ gây khó viết và khó nhớ.

Tên miền không nên chứa con số

Trừ các trường hợp bắt buộc thì bạn không nên để những con số vào trong tên miền vì nó gây khó nhớ cho người đọc và bất tiện khi gõ tên miền nếu người đọc dùng bảng gõ VNI (để gõ dấu thì phải bấm phím số)

Tên miền không có dấu

Tên miền bắt buộc phải để ở dưới dạng viết thường, viết liền không dấu.

Tên miền không gây nhầm lẫn

Một tên miền tốt là tên miền không gây nhầm lẫn với tên miền sẵn có, không tương tự với tên miền đã đăng ký bảo hộ

Ví dụ: vietcombank.com.vn là website ngân hàng và đã được đăng ký bảo hộ, bạn không nên chọn tên tương tự tên miền này.